THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有165部Youtube影片,追蹤數超過0的網紅ĐÔNG NHI,也在其Youtube影片中提到,Đông Nhi - Khóc | Liveshow Ten On Ten #dongnhi #liveshow #tenonten Dong Nhi Official YouTube Channel Starring: Đông Nhi Executive Producer: 6th Se...
fashion marketing 在 Facebook 的精選貼文
LẬT LẠI HỒ SƠ – GEOFFREY B. SMALL, NHÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG BỀN VỮNG THỰC THỤ.
Nước Mĩ có thể là cường quốc về kinh tế, về khoa học kĩ thuật hay về quân sự nhưng không phải là cường quốc về Thời trang. Điều mình muốn nói ở đây đó là nội tại của nước Mĩ khi mà đây không phải là cái nôi của nền công nghiệp quần áo (Vốn dĩ là văn hóa từ thực dân thuộc địa mang sang – Thực dân Anh) nhưng không hẳn là không có người tài.
Có một nhà thiết kế mà ở thế giới hiện đại sẽ ít người biết – vốn dĩ ông cũng khá lowkey nhưng nhắc tới cái tên này thì luôn luôn nhận được sự tôn trọng không hề nhỏ đến từ những cây đại thụ, những người máu mặt trong nền công nghiệp thời trang. Được ông trùm Pierre Berge (đồng sáng lập Yves Saint Laurent) ca ngợi là “The only American Designer with true talent” – “Nhà thiết kế người Mĩ duy nhất thực sự có tài năng”. Ông là nhà thiết kế đến từ xứ sở cờ hoa đầu tiên trình diễn một show avant-garde tại Paris – thánh địa thời trang, là người Mỹ thứ ba trong lịch sử được Chambre Syndicale ( Liên đoàn thời trang của Pháp) công nhận tài năng và những gì mà ông đã làm. Người được xuất hiện trên ngàn ấn phẩm truyền thông thời trang khắp thế giới, đoạt được hàng tá giải từ các viện hàn lâm. Khách hàng không phải là có tiền mới mua được mà phải là có máu mặt và thực sự đáp ứng tiêu chuẩn – bao gồm siêu mẫu Veruschka, Winona Ryder, Halle Berry và David Beckham. Các bạn biết Karl Lagerfeld chứ, huyền thoại đến từ Channel. Cụ Karl vốn là 1 người khó tính nhưng bộ sưu tập của nhà thiết kế này đã được chụp bởi Karl Lagergeld trong bản hợp tác với Louis Vuitton năm 2006 cho tạp chí Numero Homme.
Đó chính là GEOFFREY B.SMALL.
Năm 2019 – 2021, ở Việt Nam cũng như thế giới đặt nhiều vấn đề về “Sustainable Fashion” – “Thời trang bền vững” cùng với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu thời trang sử dụng yếu tố “Thân thiện môi trường” là kim chỉ nam để phát triển và tiếp cận thị trường. Sự thật thì mất lòng nhưng cá nhân mình nghĩ “Sustainable Fashion” cũng chỉ là 1 công cụ truyền thông và xây dựng các giá trị cốt lõi đi kèm. Quay quanh vẫn là “Hạn chế tối thiểu tác hại của Thời trang lên thế giới” và phát triển sản phẩm bền vững vượt thời gian.
Vậy thì chúng ta lại càng phải hiểu về Geoffrey B.Small để xem người đàn ông này luôn luôn được xem là 1 ví dụ điển hình về “Thời trang bền vững”, một sự cảm thụ thời trang chậm rãi “Slowness Fashion”.
Nhiều tạp chí cho Geoffrey một cụm từ là “Slowness”. Nó không phải là chậm như rùa mà đây là 1 từ “sang trọng” trong từ vựng của Anh Ngữ. Nó bao hàm sự tận tâm, kiên trì, kiên nhẫn và cống hiến – trái ngược hoàn toàn với nhịp sống nhanh, mặc đồ nhanh và xu hướng nhanh hiện nay. Hoạt động trong ngành thời trang vốn được xem là “Sát thủ môi trường” khi luôn được xếp trong top 5 những nền công nghiệp ô nhiễm và độc hại với mẹ Trái Đất thì Geoffrey là 1 “gã lập dị”.
Lập dị vì sao?
Vì với danh tiếng và tài năng cũng như các mối quan hệ mà mình vừa kể trên, Geoffrey thừa sức tận dụng tên tuổi để đưa ra các sản phẩm hàng loạt và công nghiệp nhất. Nhưng không, “Gã lập dị” này lại ưa thích sự chậm rãi, nhấn mạnh vai trò của thủ công, của ngành dệt may truyền thống cũng như sự phân phối, kiểm tra chất lượng chặt chẽ. Small chỉ có khoảng 10 cửa hàng sẽ bán sản phẩm của mình trên toàn thế giới với số lượng sản phẩm 400 items mỗi mùa. Quá ít đúng không nào?
Người đàn ông theo học Boston và bị trục xuất bởi khoa đã liên tục tìm tòi, làm việc để nâng cao kĩ năng, tay nghề và phát triển được những ứng dụng dựa trên phương pháp làm quần áo thủ công. Một “Avant-Garde” thực thụ khi mà Small là người tiên phong trong nhiều xu hướng thiết kế toàn cầu có tác động không hề nhỏ hiện nay như thời trang tái chế, thời trang đường phố, cảm hứng từ các nét lịch sử từ thập niên trước (Thời trung cổ, thời Tân thế giới).
Một tư tưởng đã khác người và đánh thẳng vào giá trị cốt lõi của Thời trang từ những năm 1970s, Small luôn thể hiện rằng những bộ quần áo chỉ tuyệt vời khi nó được làm bởi con người – những kĩ thuật may mặc đứng đằng sau đó nên được công chúng nhận ra và đanh giá cao nhiều hơn. Những thứ như quảng bá, marketing hay lợi ích của các doanh nghiệp, các tập đoàn đã chi phối và thống lĩnh ngành thời trang này. Giờ đây, thời trang không hề “bền vững” mà chỉ tồn tại dựa trên định mức “Doanh thu” và “Độ nổi tiếng” mà vốn dĩ nhưng thứ đó cũng chỉ phát triển trong một hạn mức nhất định nào đó. Với Geoffrey B.Small thì Thời trang là nghệ thuật và những thứ mà các thế hệ đang cống hiến cho cái sự may mặc của loài người phải đi theo con đường nâng cao chất lượng, nâng cao thiết kế. Không thổi phồng, không đánh bóng, không nói dối và mục đích duy nhất của thời trang đó là làm đẹp cho con người.
Khởi nguồn giản dị:
Dù được xem là một trong những nhà thiết kế Mĩ có các bộ sưu tập được trưng bày ở Pháp nhiều nhất nhưng sự nghiệp thời trang của Small lại xuất phát là một nhân viên bán quần áo tại cửa hàng Gap ở Boston vào năm 1976. Vốn dĩ là công việc tạm thời để Small nung nấu tình yêu thời trang của mình. Với chiếc máy may cũ, Small đã làm nên câu chuyện cổ tích trên căn gác mái của gia đình khi đã đánh bật 34.000 đối thủ khác để trở thành kẻ đứng đầu trong cuộc thi thời trang lớn nhất Bắc Mĩ.
Trong khoảng thời gian tiếp theo từ năm 1984-1991, B.Small liên tục đạt các thành quả về thiết kế và doanh thu của mình. Điển hình là chiếc áo “hiện tượng” mang tên “The Ultimate Shirt” từng xuất hiện trên Vogue US với 1 triệu dollar thu về (Mà nên nhớ cách đây hơn 20 năm thì 1 triệu đô to khủng khiếp nha các bạn). Tiếng lành đồn xa, thanh niên trên mái gác xép và ở cửa hàng Gap Boston ngày nào được trọng dụng và có những thư mời đến từ những người nổi tiếng và cả chính phủ.
Nhưng điểm nhấn và bước ngoặt là
Tháng 10 năm 1992, Collection đầu tiên của G.B.Small được giới thiệu tại Paris và ngay chỉ 1 năm sau đó – bộ sưu tập thứ hai cũng trình làng. Là người Mĩ nhưng Small nhanh chóng nhận được lời tán dương của Pierre Berge cũng như liên đoàn thời trang nước Pháp. Đi trước thời đại một bước, tại ngay thời điểm đó – B.Small đã bắt đầu ứng dụng về thiết kế sử dụng phương pháp tái chế tại các sản phẩm của mình (Đồng thời điểm với Martin Margiela và Lamine Kouyate).
Runway đầu tiên của B.Small mang tên “Typical American” – “Kiểu Mỹ điển hình” tạo nên rất nhiều tranh cãi và gây shock đối với giới mộ điệu thời trang. Lần đầu tiên một nhà thiết kế Mĩ lại gây được tiếng vang nhiều như thế, mở đường cho những tên tuổi sau này như Jeremy Scott, Marc Jacobs, Rick Owens, Tom Ford..
Năm 1996 – Small công bố “Bộ sưu tập quần áo tái chế dành cho nam” đầu tiên trên thế giới tại Paris. Collection này cực kì thành công tại thị trường Nhật Bản và được bán ở hơn 40 thành phố khác nhau trên thế giới. Năm 1997, B.Small được nằm trong top những nhà thiết kế thời trang hàng đầu.
Trong giai đoạn này thì B.Small cùng các cộng sự của mình đã tìm tòi, nghiên cứu và cải tiến kĩ thuật trong các phương pháp tái chế để ứng dụng lên thời trang. Chúng ta không biết nhưng những cải tiến này đã được áp dụng và tiếp thu bởi nhiều cái tên nổi tiếng khác như Martin Margiela, Alexander Mcqueen, Dirk Bikkembergs, Helmut Lang… Dù được credit lại nhưng khách hàng không hề biết mà đó cũng là lí do vì sao B.Small lại được tôn trọng bởi những người, những nhà thiết kế khác trong nghề như vậy.
Kể đến các kĩ thuật mà B.Small tiên phong trong việc sử dụng và “Tái chế thời trang” trong đó có là thay đổi mục đích sử dụng ban đầu của quần áo thành một loại khác – có nghĩa là tái sử dụng/tái cơ cấu. Sử dụng nhựa, kim loại và các linh kiện điện tử áp dụng vào thiết kế quần áo tái chế. Đồ có thể chuyển đổi – quần áo 2 trong 1, đa chức năng để giảm bớt việc quá nhiều đồ. Quần áo có thể thành túi xách hoặc các thể loại thời trang thay thế… vv.
Nhưng – nỗi vui không bao giờ kéo dài. Năm 1999, thế giới thời trang thay đổi khi mà các tập đoàn kinh tế khổng lồ trên thế giới bắt đầu đầu tư hàng trăm tỉ dollar vào nền công nghiệp thời trang. Bằng các hình thức phổ biến như quảng cáo, quảng bá diện rộng thì cuộc chơi đã hoàn toàn ngã ngũ về những kẻ lắm tiền nhiều của – nó đã đẩy những nhà thiết kế sáng tạo độc lập ra khỏi thị trường và bị hụt hơi trong cuộc chạy marathon này. Rõ ràng để cứu đứa con tinh thần của mình, các nhà thiết kế không còn phương án nào khác là phải bán thương hiệu – bán tên tuổi cho những tập đoàn kia. Những cái tên như Martin Margiela, Vivienne Westwood, Helmut Lang, Ann Demeulemeesteer, Alexander McQueen và ngay cả B.Small cũng không thể thoát ra được. Năm 1999, B.Small đồng ý thỏa thuận về việc thương mại các sản phẩm của mình với một nhà sản xuất ở Ý.
Nhưng rõ ràng điều này đi ngươc hoàn toàn với những gì mà B.Small làm với “Thời trang tái chế” và tôn chỉ của ông. Ngay chỉ sau đó gần 2 năm, B.Small kết thúc hợp đồng và quay trở lại làm thành một thương hiệu độc lập 1 lần nữa với số lượng quần áo sản xuất giới hạn, thủ công và hệ thống phân phối được lựa chọn kĩ càng. 1 bước tới việc phát triển “Bền vững” mà không bị “Hòa tan”.
SỤ BỀN VỮNG KHÔNG CHỈ ĐẾN TỪ MỘT NGƯỜI
Rõ ràng hơn ai hết, B.Small hiểu được giá trị của những nhà thiết kế trẻ độc lập, sáng tạo và ảnh hưởng khủng khiếp của đồng tiền - ở đây là những tập đoàn thời trang nổi tiếng. Bền vững không chỉ đến từ tái chế, nguyên liệu mà nó còn đến từ giá trị của con người, của những di sản được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và một trong những thành tựu mà B.Small để lại cho chúng ta đó là việc thành lập Area Paris Show, một nơi được tạo ra để phục vụ chon hu cầu thể hiện của những fashion designer độc lập vào năm 2003. Area Paris Show đã giới thiệu hơn 60 nhà thiết kế trẻ/sáng tạo và độc lập từ khắp nên trên thế giới với hơn 170 buổi trình diễn các collection ở tại kinh đô thời trang – Paris. Với mối quan hệ, sự nổi tiếng và giúp đỡ của mình – B.Small đã giúp các nhà thiết kế trẻ có tiếng nói riêng trong nền công nghiệp thời trang ngày càng trở nên nhanh này.
Là người yêu thời trang và coi trọng vai trò của may mặc thủ công thì với những gì cống hiến mấy chục năm qua thì Geoffrey B.Small nên được biết nhiều hơn với hình ảnh của 1 người phát triển thời trang bền vững thực thụ.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
fashion marketing 在 Facebook 的精選貼文
Như mình đã đề cập về Giá trị của Front-row và vai trò của những người được ngồi hàng đầu tại các runway hay buổi trình diễn thời trang. Không chỉ là nổi tiếng, có vai trò quan trọng cũng như tác động tới không chỉ thương hiệu mà cả nền công nghiệp (Nhà báo, marketing, phê bình, bulkbuyer) thì việc hiện diện của những người ngồi ghế đầu các shows cũng phải "ăn rơ" với thương hiệu mà họ tham gia. Đó không chỉ là sự tôn trọng tối thiểu với thương hiệu, với nhà thiết kế thời trang mà còn là "Luật bất thành văn". Một front-row đẹp - ăn mặc xịn và những người có máu mặt chứng tỏ vai vế và đẳng cấp của thương hiệu và fashion designer đứng sau.
Tuần lễ thời trang New York vừa đây đón nhận nhiều hoạt động trở lại về kỳ vọng một nền công nghiệp sẽ khởi sắc trong năm 2022, về một thế giới hậu dịch bệnh với nhiều tích cực hơn. Chúng ta có màn ra mắt ngọt ngào của Peter Do, có Tomford, Michael Kors và Thom Browne.
TB chứng tỏ mình vẫn chỉnh chu từ sản phẩm, thiết kế và ngay cả những người xuất hiện ở front-row bao gồm rất nhiều người nổi tiếng từ các mảng khác nhau.
fashion marketing 在 ĐÔNG NHI Youtube 的最讚貼文
Đông Nhi - Khóc | Liveshow Ten On Ten
#dongnhi #liveshow #tenonten
Dong Nhi Official YouTube Channel
Starring: Đông Nhi
Executive Producer: 6th Sense Entertainment JSC
General Director: Hồ Hoài Anh
Production Manager: Đông Nhi
Music Director: Đỗ Hiếu
Bpm band
1. Thành Chu - Playback/Midi Tech
2. Em Fatb - violin
3. Tuấn Chess - Keys
4. Tùng Phan - Piano & Keyboard
5. Hoà ất - Guitar
6. Kenz - Bass Guitar & Synthesizer
7. Hùng Cường : Drums - Band Leader
Composer: Đỗ Hiếu, Đông Nhi, Huỳnh Hiền Năng, Only C, Nguyễn Hoàng Tôn, Toof.P, Lục Huy
Arrangers: Đỗ Hiếu, Huỳnh Hiền Năng, Lê Anh Dũng, Addy Trần, Nghị Martin, LAB team, Trần Lê Quang, Đoàn Minh Vũ, Mickey, Nguyễn Anh Vũ
Mix & Master: Đỗ Hiếu, Huỳnh Hiền Năng, Văn Thiên Hạnh
Recording: MaxPro Studio
Guitarist: Trịnh Vũ
Liveshow Editor: Tôn Ngộ Độc
Backstage Editor: Huy Hoang Huynh
Art Director: Trí Nghĩa
Fashion Director: Alex Fox
Choreographers: Lan Nhi - Dương Anh Mỹ
Dance Crews: Bước Nhảy, Oh Dance Team, Game On Crew, S4 Crew
Dancers: 60 people
Photographers: Kieng Can Studio, Kim Bánh Trôi Nước
Designer: Tôn Ngộ Độc
STYLIST: Nhật Thiện
Stylist Assistants: Gia Kỳ, Võ Ngọc, Linh Linh, Hoàng Tuyết,Usagi Nguyễn
Costume: Lê Thanh Hoà, Chung Thanh Phong, Nguyễn Tiến Truyển, Đắc Thắng, lý giám Tiền
M.U.A: team Minh Lộc
Printing: Trần Hân
Artist Manager: Ngân Mai
Executive Supervisor : Vân Anh
Media Director: Vĩnh Duy - D Group Media
Marketing Director: Hiển Bùi
Artist Assistant: Micjoong
Backstage Managers: Phạm Beo, Mika Le, Hiệp Bo, Hermy Meo, Candy My, Nguyễn Trung Đức, Nguyễn Hoài Phương
Financial Staffs: Tuyền Virux, Hoài Nguyễn, Hà Phương Thảo, Ngọc Hạnh
Chefs: Trang Nguyễn, Truc Ly
Supporters: Quỳnh Nguyễn, Khang Nguyễn, Thư Ngô, Mai Hương, Lan Hương, Yo Nguyễn, Quy Luong
Fanclub Manager: Trần Hân
Liveshow Production
Executive Producer : Nguyễn Trí Tài
Executive Supervisor: Trần Sỹ
Producer: Vân Nguyễn
Stage Supervisors: Ngô Ngọc Tú, Huy Nguyễn
Backstge Supervisors: Nguyễn Thu Trang, Huyền Nguyễn
Production Assistants: Anh Kiệt, Văn Hùng, Jean Nguyễn, Trần Hưng
Sound: Nghĩa
Lighting: Bùi Quang Trọng
Screen: Thuý show
Stage Designer: Trần Sỹ
Graphic Designers: Sơn Đào, Minh Thương , Kiều Hương
Art Designers: Tùng monkey, ekip Motix, Vương Quốc Tuấn
Recording team: Zoom Media
Stage: Lữ Nhạc
Sound Engineers: Doãn Chí Nghĩa, Hoàng Lê Hải, Toàn Smith, Quốc Huy, Trần Bình
Sound Lighting Screen: Showtech
Supporters: Tường Duy, Mạnh Tuấn, Hoàng Sơn, Thanh Tâm, Hà Đình Công, AAB team
Production Company: AAB
Intro:
Music Producer: Huỳnh Hiền Năng
Director: Phan Lên
Producer: Sơn Hoàng
D.O.P: Phan Nguyễn
1st AD: Tùng Táo Tợn
Gaffer: Tâm ADN
Camera operator: Boy Nguyễn - Dương Nobido
Focus Puller: Tạ Toàn Thắng
Set Design: Phương Nguyễn
Producer Assistant: Thư Ngô
Editor: Tùng Táo Tợn
Color Grading: Phan Lên
Special VFX: Unn Thanh
Data: Huỳnh Hoàng Huy
Lighting & Camera Equipment: ADN - Hanoi Lens
Logistics: Thùy Nguyễn
M.U.A: Minh Lộc
Stylist: Như Nguyễn, Ti Mai
Audio Album Ten On Ten: https://open.spotify.com/album/7nKT6mGRVlK7P6JZEMIvgX
https://itunes.apple.com/us/album/ten-on-ten/1446686334
ĐÔNG NHI Official Fanpage https://web.facebook.com/dongnhi/
ĐÔNG NHI Official Instagram https://www.instagram.com/singerdongnhi/
ĐÔNG NHI Official Youtube Channel https://www.youtube.com/user/SingerDo...
6TH SENSE ENTERTAINMENT Ofiicial Fanpage https://web.facebook.com/6SEVN/
6TH SENSE Official Sale Fanpage https://www.facebook.com/shop6se/
Big Thanks to Sponsors and Media Supporters: Lazada, Pepsi, Sunsilk, Spotify, Universal, Yeah1, Kinglive, Newspaper Supporters
☞ Subscribe Kênh để ủng hộ Nhi nhé: http://yeah1.net/DongNhi
☞ Fanpage Dong Nhi : https://www.facebook.com/dongnhi
☞ Dong Nhi's G+: google.com/+SingerDongNhiOfficial
MV Official Mới Nhất của Nhi : https://goo.gl/7Otfpd
Đông Nhi Official Audio : https://goo.gl/DWR0sQ
--------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
© Các video trên kênh " http://yeah1.net/DongNhi " đã được đăng ký bản quyền với Youtube. Vui lòng không sao chép, re-upload dưới mọi hình thức.
✖ Mọi hành vi sao chép, re-upload có thể dẫn đến việc tài khoản của bạn bị khóa vĩnh viễn.
Cảm ơn cả nhà đã và đang ủng hộ Nhi nhé. Cảm ơn FC Đông Nhi luôn đồng hành với Nhi từ trước đến nay. Chân thành cảm ơn!
fashion marketing 在 馬它mata x Youtube 的最佳貼文
🗣 嗨大家,上傳在YouTube的是「精華版」Podcast,如果聽完覺得有趣,可以前往各大平台收聽70分鐘完整版!
【收聽我的Podcast節目🙌】
▌Apple Podcast https://reurl.cc/q8aVO0
▌KKBOX https://reurl.cc/WLzxkO
▌Spotify https://reurl.cc/R1RqjD
▌Firstory https://reurl.cc/k09O7K
▌Google Podcast https://reurl.cc/0Okvpo
▌Podcast Casts https://reurl.cc/j5VW11
*留下五星評價,留言妳的想法或是希望聽到的主題
*KKBOX & Spotify可以把節目分享到IG限動,分享你的感想給我吧
*推薦大家起床、睡前、通勤、吃飯四個時間聽最讚!
▌麥克風:美國Blue Snowball 雪球麥克風 / 白色 2980$
▌聲音剪輯軟體:Audacity
.....................................................................
S2EP#10|鍵盤日常的雜誌實習:台灣首本時尚雜誌、托福雅思考試分析、讀行銷做材質分析?找免費代辦結果...、色彩心理學、好書推薦 feat. 英國fashion marketing準碩士楊楊
▊ 這集聊什麼
(00:01:30) 歡迎時尚行銷girl楊楊!因走秀牽起的緣分、穿著parda的惡魔
(00:03:25) 台灣第一個本土時尚雜誌Bella儂儂、加入時尚雜誌原因、成為時尚編輯的門檻、雜誌實習日常
(00:14:48) 一本雜誌怎麼做?編輯工作不只寫文章 !非本科如何踏入時尚、念行銷也能做材質分析師
(00:20:20) 輔大vs實踐、色彩學 x 密室逃脫ㄉ畢製、租衣平台永續時尚、想念織品系....申請學校路漫漫
(00:33:10) 申請英美碩士經驗談:如何選校?大陸網站資訊多!想省錢可以去XX念碩士、全球排名、疫情之下還要去念?
(00:42:36) 托福雅思差在哪?聽說讀寫考試制度、難度差很多?要不要補習?考試成績到底多重要
(00:52:15) 申請歐洲的請注意!找"免費代辦"的心得分享、別怕寫信問學校、面試練習方法、3本好書推薦
.....................................................................
【在職場闖蕩的大四生】— 分享在校園跟職場之間的大小事:快畢業的未來迷惘 & 畢業不久的社畜心聲 & 職場實習的各種秘辛!
馬它mata – 念醫學大學、Youtuber、Podcaster、穿搭客 — 擅長在家邋遢出門漂亮。
*請我喝大冰美,每天才有動力keep going
https://pay.firstory.me/user/matainthehouse
*IG:https://reurl.cc/9Xz9YY
*YouTube:https://reurl.cc/8nlVZg
*Email:camelstyle@gmail.com
.....................................................................
🗣關於我的Podcast節目《馬它 in the HOUSE》
【在職場闖蕩的大四生】— 分享在校園跟職場之間的大小事:快畢業的未來迷惘 & 畢業不久的社畜心聲 & 職場實習的各種秘辛!
馬它mata – 念醫學大學、Youtuber、Podcaster、穿搭客 — 擅長在家邋遢出門漂亮。
*請我喝大冰美,每天才有動力keep going
https://pay.firstory.me/user/matainth...
.....................................................................
★如果大家有什麼想看到的主題可以留言跟我說喔!!
★別忘了來IG找我玩
我的IG : Haocheng.chan.92
https://www.instagram.com/haocheng.ch...
.....................................................................
◆ 如果想看更多關於我的食物 / 穿搭 / 旅遊 /日常分享,可以到下方連結
◆ 個人IG : 👉 Haocheng.chan.92
◆ 食物IG : 👉 Food_map_camel
◆ FB粉絲專頁 :👉 https://reurl.cc/e5v12x
◆ Popdaily創作者計畫👉https://www.popdaily.com.tw/user/28032
.....................................................................
喜歡我這支影片的話,記得按讚和分享給你所有的朋友
也可以去我的IG看看關於我的更多分享
記得訂閱我的頻道呦d(`・∀・)b
#podcast#馬它intheHOUSE#podcast推薦
fashion marketing 在 Maruru Youtube 的最讚貼文
今天也請記得開啟CC字幕觀看影片喔🙋♀️
好久沒有更新上學的weekly vlog了,
這週除了英文報告也是Fashion Marketing的
期末報告週!另外應外快期末考的關係,
就難得沒有做手工藝或是車衣服啦~
不過吃的部分倒是很勤勞(摸摸自己的肚子)🙈💖
最後片尾有小彩蛋,喜歡看花絮的話再留言告訴我,
之後有什麼好笑的片段在一起收錄
那我們就下次見囉,掰掰依👋
《More About Me》
我的狄卡文章 https://www.dcard.tw/@mojo1020
我的臉書 https://reurl.cc/L010x7
我的IG https://www.instagram.com/mojo1020/
fashion marketing 在 【留學】英國熱門科系分享(三)商科之Fashion Marketing 時尚 ... 的相關結果
雖然近來唸Fashion Marketing 時尚行銷的學生越來越多, 但是「出國唸這個是否有用?」也是唸Fashion Marketing的學生最常有的疑問。 其實撇除出國唸書回來起薪就會三級 ... ... <看更多>
fashion marketing 在 「時尚學校在幹嘛」---Fashion Institute of Technology 留學心得 的相關結果
This course focuses on the integration of fashion marketing concepts, practices, and applications and facilitates the development of a ... ... <看更多>
fashion marketing 在 英國時尚行銷(Fashion Marketing)管理碩士,課程與學校總整理 的相關結果
American Marketing Association 將品牌定義為是個名稱,術語,設計,符號或其他任何特徵,可以將一個賣方的產品或服務與其他競爭對手形成差異性。 ... <看更多>